Khu kinh tế Nam Phú Yên được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2008,ôngbốđiềuchỉnhquyhoạchKhukinhtếNamPhúYêlô gan mn phê duyệt đồ án quy hoạch chung vào năm 2009. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đưa Khu kinh tế Nam Phú Yên vào trong 8 khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước.
Khu kinh tế Nam Phú Yên được xây dựng và phát triển trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển quan trọng của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên, kết hợp với Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) tạo thành Vùng kinh tế Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa với quy mô lớn, sức hấp dẫn cao, là động lực thu hút đầu tư của tỉnh.
Từ khi thành lập đến nay, Khu kinh tế Nam Phú Yên đã có những bước phát triển đáng kể; cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, như: Hầm đường bộ Đèo Cả, tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, tuyến đường ven biển, các đường liên khu vực trong khu kinh tế...
Đến tháng 9.2023, Khu kinh tế Nam Phú Yên đã thu hút được 54 dự án, diện tích đất đăng ký 229,3 ha với tổng vốn đăng ký hơn 3.681 tỉ đồng và gần 24,4 triệu USD. Các dự án tại Khu kinh tế Nam Phú Yên đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết: "Sau hơn 13 năm thực hiện, có một số nội dung cần phải cập nhật để phát huy hết tiềm năng, lợi thế phát triển của Khu kinh tế Nam Phú Yên trong giai đoạn mới. Do đó, việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên là hết sức cần thiết".
Việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Phú Yên kịp thời tháo gỡ các nút thắt, tồn tại, hạn chế đối với sự phát triển của Khu kinh tế Nam Phú Yên trong thời gian vừa qua, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển theo xu thế mới.
"Đây còn là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa các chiến lược phát triển mới của quốc gia, của vùng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng", ông Tuấn nói.
Theo đồ án đã được điều chỉnh, Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 có 3 tính chất chức năng. Thứ nhất là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm phát triển các ngành như: Công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp gắn với cảng biển, tập trung thu hút các ngành công nghiệp luyện kim, lọc hóa dầu, năng lượng,...; du lịch sinh thái; đô thị dịch vụ thương mại - du lịch sông, biển gắn với việc khai thác sân bay Tuy Hòa và hệ thống cảng biển. Phát triển kinh tế biển truyền thống gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thứ hai, là một trong các đầu mối về giao thông vận tải, giao thương và giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây nguyên; cửa ngõ kết nối ra biển Đông của Tây nguyên và các nước ASEAN.
Thứ ba, là Khu kinh tế tổng hợp có hạ tầng hiện đại làm động lực phát triển cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Có liên kết hỗ trợ và chia sẻ với Khu kinh tế Vân Phong và các vùng phụ cận.
Bên cạnh đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung đã xác định tầm nhìn, định hướng phát triển không gian khu kinh tế: Cấu trúc một vành đai công nghiệp phía tây và dải dịch vụ phía đông; Hai hành lang xanh ven sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch.
Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040 có ý nghĩa rất lớn, đây sẽ là công cụ cực kỳ quan trọng để tỉnh Phú Yên tổ chức quản lý, kiểm soát các hoạt động đầu tư phát triển của Khu kinh tế Nam Phú Yên và là nền tảng thúc đẩy phát triển khu kinh tế này theo hướng năng động, đột phát và hiệu quả, bền vững trong giai đoạn mới.